Măng Sặt Nghĩa Lộ từ lâu đã được biết đến như một món đặc sản được nhiều người ưa chuông. Người ta thích ăn măng sặt bởi loại măng này dễ ăn, vị ngon, đậm, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như măng sặt luộc, măng sặt hầm xương, măng sặt nướng, măng sặt kho và cả măng sặt ngâm ớt. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về loại đặc sản núi rừng này.
Măng sặt Nghĩa Lộ là đặc sản nổi tiếng |
Giới thiệu về cây măng sặt:
1. Cây Sặt gai (còn gọi là tre đanh) - Chimonobambusa. Đây chính là loại cho Măng Sặt mà chúng ta nhắc đến. Loại này sống ở vùng cao độ dốc lớn, ưa lạnh, sống thành bụi hoặc đơn lẻ. Đường kính trung bình thân cây 2- 4 cm ở 13 đốt, phần gốc có gai, cây cao 5-7m. Măng sặt rất dễ trồng, phát triển tốt ở nhiệt độ 10-15o C, độ ẩm cao trên 85%. Măng sặt gai ăn rất ngon, được thế giới ưa chuộng.
Cây măng sặt |
2. Cây sặt trơn ( còn gọi là trúc cần câu) - Phyllstachys nigravar-henonisstafex rendie. Là loại sống ở núi cao (trên 1000m so với mặt biển), cây mọc lẻ cụm nhỏ, đường kính cây từ 2- 4 cm, cây cao từ 6-10m đầu cong như cần câu, mỗi mắt mang hai cành, phía gióng mang cành có rãnh. Mo hẹp có lông mặt ngoài, lá hình ngọn giáo đầu nhọn, đuôi nhọn sống nơi có tầng đất dầy, màu mỡ. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là từ 15-18oC, độ ẩm cao 85%.
Măng sặt Nghĩa Lộ ngày càng được nhiều người ưa chuộng |
Hiện nay việc trồng măng nói chung, trong đó có việc nhân rộng diện tích cây Măng Sặt góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con đã và đang được nhiều địa phương tiến hành. Măng Sặt Nghĩa lộ thuộc loại măng ngon, có giá trị cao về dinh dưỡng, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Măng sặt đã bóc vỏ theo lệ ~ 1kg măng vỏ = 400g |