Nếu bạn đã từng lên Tây Bắc và được thưởng thức món bánh làm từ bột gạo nếp nhân làm từ trứng kiến đen, vỏ bọc bằng lá ngõa hẳn bạn sẽ không quên được hương vị thơm nồng nàn quyện với nhân trứng kiến đen béo ngậy. Đó là Bánh nhân trứng kiến một đặc sản mang đậm hương vị ẩm thực vùng cao
Nhân tiết thanh minh sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sự tích Bánh nhân Trứng Kiến của đồng bào Tày.
|
Bánh trứng kiến |
Chuyện kể rằng ở một bản làng nọ, dân làng có truyền thống hay làm các loại bánh dâng lên các vị thần vào mỗi dịp lễ hội, cầu cho mùa màng bội thu. Trong bản có một chàng trai nghèo đem lòng yêu một cô gái. Một hôm người cha cô gái gọi thanh niên trai tráng trong bản lại và nói rằng ông sẽ gả con gái cho ai nếu vào lễ hội sắp tới dâng lên một thứ bánh ngon nhất. Trai bản hăm hở trổ tài, người làm bánh chưng, người làm bánh dày, bánh nếp... tất cả đều tươm tất và tràn trề hy vọng. Duy có chàng trai kia nghèo quá chẳng có gì để chuẩn bị món bánh làm lễ vật.
|
Bánh trứng kiến là đặc sản của người Tày ở Cao Bằng |
Chàng nghĩ mãi và cầm dao đi vào rừng. Trên đường đi chàng thấy một tổ kiến trên ngọn bên đường, chàng dùng dao chặt mạnh vào tổ kiến mấy nhát thì thấy từ trong tổ kiến những cái trứng màu trắng và mẩy như những hạt gạo nếp rơi ra. Chàng nghĩ nhộng ong ăn được chắc là trứng kiến cũng ăn được, thế là chàng chặt tổ kiến xuống và dùng que gõ nhẹ, những cái trứng kiến đen xíu cứ thế rơi ra rào rào.
|
Bánh trứng kiến được làm từ nhân bằng trứng kiến |
Chàng cẩn thận nhặt sạch, tìm vài tàu lá to gói trứng kiến đen mang về. Về nhà chàng dùng gạo nếp xay thành bột, nặn thành những cái bánh nhỏ bằng nửa bàn tay người lớn, trứng kiến kiếm được dùng làm nhân bên trong và dùng chính lá cây rừng lúc trước gói trứng để gói bên ngoài, sau đó chàng đem bánh xôi lên như người ta đồ xôi nếp vậy.
|
Nhân trứng kiến được xào thơm cùng các loại gia vị |
Sáng sớm hôm sau, trai làng tề tựu đông đủ, ai cũng hoan hỉ với lễ vật của mình. Mọi người nhìn mấy cái Bánh Trứng Kiến nhỏ bé bọc lá rừng giản dị của chàng tỏ vẻ ái ngại. Đến khi nếm thử bánh của chàng, mọi người đều cảm nhận hương nếp quện với lá ngõa bọc bên ngoài sau khi đã xôi chín tạo thành mùi thơm ngào ngạt. Bột nếp nương dẻo quánh, nhân trứng kiến thơm ngầy ngậy, vị lá ngõa bùi bùi... tất cả làm cho hương vị chiếc bánh trở nên hấp dẫn lạ lùng, các bô lão trong bản ai nấy đều tấm tắc khen ngợi. Và thế là người cha quyết định gả cô con gái xinh đẹp cho chàng trai nghèo làm ra món bánh ngon nhất hôm ấy.
|
Bánh trứng kiến có vỏ làm từ bột gạo nếp |
Đó là truyền thuyết về nguồn gốc của món Bánh Trứng Kiến – thứ bánh rất đỗi quen thuộc của đồng bào miền núi phía Bắc. Trở lại với thực tế, người dân vùng cao vào hàng năm khoảng dịp tháng 3 – 4 âm lịch, khi trứng kiến trong rừng rộ nhất, người ta vào rừng tìm trứng kiến đem về chế biến thành nhiều món ngon. Trứng kiến xào, trứng kiến rán, trứng kiến nấu canh, nướng lá rừng và đặc biệt bà con làm Bánh Trứng Kiến dâng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp tiết Thanh Minh để tỏ lòng thành kính.
|
Bánh trứng kiến thường được gói bằng lá cây ngõa |
Thành phần của Bánh Trứng Kiến gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây ngõa, còn gọi là cây vả - một câu thuộc họ sung, cho lá to bản bằng hai bàn tay. Không giống như những loại bánh khác dùng lá chuối hay lá dong, Bánh Trứng Kiến chỉ sử dụng lá vả để gói bánh, nếu không có lá ngõa, người ta sẽ thay bằng các loại lá khác. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già.
Vì nếu lá non quá, khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá. Loại kiến để lấy trứng là kiến lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng… Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc Bánh Trứng Kiến ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
|
Bánh trứng kiến gói xong được xôi, hấp lên chứ không đem luộc |
Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt. Những người có kinh nghiệm khi làm Bánh Trứng Kiến thường pha một tỷ lệ nhất định bột gạo tẻ, chất lượng bánh sẽ ngon hơn. Bột gạo được dát mỏng vừa phải, dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non. Tiếp đến là cho trứng kiến đã xào, rang rải đều trên mặt miếng bột, rồi cho tiếp lá vả áp trên mặt nhân trứng kiến. Bánh được hấp cách thủy khoảng 30 – 45 phút là chín. Để miếng bánh đẹp, thường người ta cắt miếng bánh vuông vức.
Khi ăn cũng đừng tìm cách bóc tách lá vả đi, mà có muốn bóc cũng rất khó bởi lá sau khi được hấp chín đã dính chặt vào bánh. Bánh Trứng Kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
|
Bánh trứng kiến của Việt Shan - Đặc sản Núi Việt |
Không ít người cảm thấy bất ngờ vì Bánh Trứng Kiến thực sự… có trứng con kiến, thậm chí e ngại trước món đặc sản đậm chất rừng núi này. Tuy nhiên đây là một loại bánh vô cùng thú vị, dù có thành phần nguyên liệu lạ lùng nhưng ăn lại rất thơm và ngon miệng.
Tại Hà Nội, bạn có thể gọi món Bánh Trứng Kiến để cảm nhận hương vị ẩm thực vùng cao này và hiểu tại sao người cha trong truyền thuyết kia lại gả con gái yêu của mình cho chàng trai nghèo nhưng làm ra được món bánh độc đáo này nhé. Mùa trứng kiến vào khoảng tháng 2 - 4 dương lịch hàng năm, đến lúc đó bạn nhớ liên hệ điện thoại: 0964617489, Nhật Hương, bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái để đặt mua Bánh Trứng Kiến và cả trứng kiến để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng tuyệt vời nhé.