12/5/16

Giới thiệu về Cây Râu Hùm 

Cây Râu Hùm tên khoa học là Tacca Chantrieri, thuộc họ Họ Râu Hùm - Taccaceae, một loài cây thân thảo lâu năm. Râu Hùm là cây thuốc quý phân bố rộng rãi ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á, các tỉnh Nam Trung Quốc và các vùng núi rừng Việt Nam. Đồng bào miền núi còn gọi Cây Râu Hùm bằng tên khác như Hoa Mặt Cọp, Hoa Dơi, Củ Nưa, Củ Dạ Dày...
Cay Rau Hum
Cây Râu Hùm - Tacca Chantrieri

Đặc điểm hình thái của Cây Râu Hùm

Cây Râu Hùm sinh trưởng tại các vùng rừng núi ẩm ướt, thảm mục dày ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, thân cây cao khoảng 50 - 70cm. Thân củ dài mọc trồi lên mặt đấy, hình cong như lưỡi câu, bề ngoài củ có rễ mọc đâm ra xung quanh.
 
Hinh anh Cay Rau Hum
Hình ảnh Cây Râu Hùm trong thực tế
Điểm đặc trưng nổi bật dễ nhật biết của Cây Râu Hùm chính lá hoa củ nó. Hoa Râu Hùm (Bat Flower) khi mới nở có màu trắng, dần về sau chuyển sang màu tím sẫm và tím đen. Nhị hoa râu hùm cong dài như sợi râu hổ, râu mèo, hình dạng hoa giống như thân con dơi, nên mới có tên hoa mặt quỷ, hoa dơi, hoa râu mèo, hoa mặt cọp (Cats whiskers, Devil flower)… Hoa Râu Hùm khá đẹp nên ở nước ngoài thường trồng làm cây cảnh.
Hoa Rau Hum
Hoa Râu Hùm còn được trồng làm cảnh
Bộ phận dùng làm thuốc chính là thân củ Cây Râu Hùm. Củ Râu Hùm có thể được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu. Đây là lúc cây thuốc quý này tích lũy lượng dược tính cao nhất trong năm. 
Cu Rau Hum
Củ Râu Hùm tươi
Khi thu hái của râu hùm tươi về cần chế biến càng sớm càng tốt. Củ Râu Hùm tươi ta cắt bỏ phần rễ và lá, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng vừa phải, phơi hoặc sấy khô để sử dụng.
Che bien Cu Rau Hum
Chế biến Củ Râu Hùm

Tác dụng chữa bệnh của Cây Râu Hùm

Cây Râu Hùm là một cây thuốc quý, trước đây đã có thời kỳ thương lái Trung Quốc thu mua gần như cạn kiệt. Thành phần hóa học của củ râu hùm có chứa Saponin steroid, khi thủy phân cho diosgenin, taccaosid… Thân củ Cây Râu Hùm vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ thống, giảm đau, điều trị vết thương, chữa viêm dạ dày, viêm tá tràng và đại tràng, viêm gan, cao huyết áp. Râu Hùm khô được dùng sắc uống riêng hoặc phối hợp theo thang với liều lượng 10g/ ngày. 
Rau Hum kho
Râu hùm khô
Trong dân gian có bài thuốc dùng Cây Râu Hùm trị bệnh tê thấp bằng cách:
- Dùng 50g râu hùm khô giã nhỏ, ngâm rượu để xoa bóp ngoài da.
- Củ râu hùm khô 50g tán bột, trộn đều với 30g Bồ kết nướng giòn, tán bột, ngâm vào 1/3 lít rượu trong thời gian khoảng 2-3 tuần. Dùng rượu ngâm này xoa bóp vào chỗ đau, 1 ngày từ 2-3 lần.

Chú ý: Phụ nữ có thai không dùng Cây Râu Hùm. Thông tin về Cây Râu Hùm tại đây là một nguồn để tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng

Bán Cây Râu Hùm tươi và Củ Râu Hùm khô trên toàn quốc:

Cơ sở Núi Việt là nơi cung cấp các loại cây thuốc quý với tiêu chí khai bền vững gắn với bảo tồn các nguồn gen thảo dược quý hiếm. Nhu cầu về Cây Râu Hùm hàng tươi và khô xin liên hệ: 0964617489, Cơ sở Núi Việt, Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

1 nhận xét:

  1. Nấm ngọc cẩu nổi tiếng là thảo dược giúp tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh, đây cũng chính là cây thuốc tỏa dương đã được y học dân gian sử dụng từ rất lâu đời để chữa các bệnh xuất tinh sớm, liệt dương… Vậy nấm ngọc cẩu bao gồm mấy loại? Và loại nào là sử dụng tốt nhất? Chúng ta hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây.

    Loại dược liệu này có hình dáng như 1 cây nấm, không có lá, có cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên có các nhánh hoa nhỏ sắc màu tím đỏ. Cây chia ra hoa cái và hoa đực riêng, có thể mọc cùng gốc hoặc khác gốc. Để phân loại nấm ngọc cẩu trong tự nhiên, người ta dựa vào màu sắc ruột nấm và hình dáng nấm.

    Trả lờiXóa

Nhận tin từ Núi Việt

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

All rights reserved

Khách thăm Núi Việt

Nhắn tin cho Núi Việt

Tên

Email *

Thông báo *

Nhiều người đọc