Sản phẩm Cây thuốc Nam tiêu biểu

Các loại Cây Thuốc Nam được giới thiệu ở đây đều là những cây thuốc quý. Những sản phẩm này có thể được sử dụng với mục đích nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo. Mọi sản phẩm đều được tuyển chọn cẩn thận nên có chất lượng tốt nhất. Tiêu biểu như: Sâm cau, Nấm ngọc cẩu, Hà thủ ô đỏ, Cốt toái bổ, Tầm gửi nghiến, Đương quy, Cây xạ đen, Cây hồng rừng, Ba kích, Tam thất, Táo mèo, Cà gai leo, Chuối hột rừng, Giảo cổ lam, Cây lá đắng, Cây râu hùm… 

1. Sâm Cau (tươi) 

Sâm Cau tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, tên dược liệu Rhizoma Curculiginis. Trong tiếng Anh, Sâm Cau thường được gọi là "Golden eyed grass". Ngoài ra ở mỗi nước, Sâm Cau được gọi theo tên bản ngữ như: Xian Mao (Trung Quốc); Kali Musli (Ấn Độ); Lemba (Malaysia); Taloangi (Philippin). Vị thuốc này có vị cay, tính ấm; tác động vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh...
    sam cau tuoi
Sâm cau tươi

2. Sâm Cau (khô)

Từ lâu Sâm Cau đã được các nền y học lớn ca tụng về công dụng đặc biệt trong việc tăng cường hoạt động tình dục ở nam giới, chữa trị các vấn đề về suy giảm khả năng sinh lý, giảm ham muốn hay trải nghiệm tình dục kém thỏa mãn ở cả hai giới. Sâm cau khô là sản phẩm được phơi sấy từ củ sâm cau tươi....
   sam cau kho
Sâm cau khô

3. Nấm Ngọc Cẩu

Nấm ngọc cẩu hay nấm tỏa dương được tìm thấy từ độ cao 1500m mọc hoang tại các khu vực Tây Bắc điển hình như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình mọc nhiều nhất ở hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy Tây Côn Lĩnh (Hà Giang). Cây được người dân tộc Dao sử dụng lâu đời và được các lương y tại đây chế biến thành nhiều bài thuốc quý. Loại nấm này nổi tiếng với tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu.


Nam ngoc cau
Nấm ngọc cẩu

4. Hà Thủ Ô Đỏ

Hà thủ ô đỏ là vị bổ máu, chống viêm; chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra máu (lao lâm); mẩn ngứa...
Ha thu o do
Hà Thủ ô đỏ

5. Cốt Toái Bổ

Cốt toái bổ có tác dụng bổ thận, hành huyết, phá huyết ứ, cầm máu, giảm đau, phòng và điều trị loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau, ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), chảy máu chân răng.
cot toai bo
Cốt toái bổ

6. Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến


Tầm Gửi Nghiến tác dụng bổ thận, hoạt huyết nên làm mạnh xương, gân cơ khớp nên rất tốt cho người thường mắc chứng đau ngang thắt lưng, đau cột sống, mỏi gối, nhức vai gáy, đau các cơ khớp thường xuyên hoặc khi thời tiết thay đổi; hoặc các chứng đau xương khớp sau mỗi lần lao động nặng. 
 tam gui nghien
Tầm gửi nghiến

7. Cây Xạ Đen

Cây xạ đen sắc uống có tác dụng đặc biệt tốt cho chức năng gan, tiêu độc, thanh nhiệt, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cây Xạ Đen rất phù hợp đối với người bệnh ung thư, người có các khối u, ung bướu, người chức năng gan kém, người mắc chứng cao huyết áp, người mắc các bệnh về viêm nhiễm…
Cay Xa Den
Cây Xạ Đen


8. Cây Hồng Rừng

Cây hồng rừng bao gồm rễ, thân, lá, từ lâu được biết đến với khả năng mát gan, tái tạo tế bào gan, hạ men gan, giải độc bia rượu mà ít có loại thuốc nam nào sánh được. Các thành phần từ cây hồng rừng như rễ, thân, lá có tác dụng giải độc gan. Hồng rừng là một trong bốn giống Hồng dại mọc từ thiên nhiên. Là một loại thảo dược sạch, quý dùng đun nước để làm đồ uống hàng ngày. Nước rễ cây hồng rừng uống thơm có vị dịu ngọt, mát. 
    Cay hong rung
Cây Hồng Rừng

9. Sâm Cau Đỏ

Sâm cau đỏ bổ thận tráng dương là vị thuốc quý có tác dụng trị xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, mộng tinh. Giúp tăng cường chức năng sinh lý, thăng hoa trong mỗi cuộc yêu, nâng cao rõ rệt năng lực tình dục. Theo đông y Sâm Cau Đỏ có vị cay, tính ấm, tác dụng vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.

Sam cau do
Sâm Cau Đỏ

10. Táo Mèo

Táo Mèo có tác dụng hạ mỡ máu bảo vệ gan an thần giảm béo. Táo Mèo còn có tên gọi là quả sơn tra, có nơi gọi là quả chua chát, từ lâu đã được coi là thứ dược liệu quý đối với sức khỏe con người, là đặc sản núi việt nổi tiếng được ưa chuộng. Theo đông y Táo Mèo có vị chua ngọt, chát, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.
   Tao meo
Táo Mèo

11. Cây Râu Hùm

Cây Râu Hùm là một cây thuốc quý, trước đây đã có thời kỳ thương lái Trung Quốc thu mua gần như cạn kiệt. Thành phần hóa học của củ râu hùm có chứa Saponin steroid, khi thủy phân cho diosgenin, taccaosid… Thân củ Cây Râu Hùm vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ thống, giảm đau, điều trị vết thương, chữa viêm dạ dày, viêm tá tràng và đại tràng, viêm gan, cao huyết áp. Râu Hùm khô được dùng sắc uống riêng hoặc phối hợp theo thang với liều lượng 10g/ ngày.
Cu Rau Hum
Củ Râu Hùm

12. Cây Lá Đắng 

Cây Lá Đắng được gọi bằng một số tên khác như: Cây cơm kìa, Cây rau đắng, Kim thất tai... Có nơi còn gọi Cây Lá Đắng là Cây "mật gấu" với ý chỉ mức độ đắng của loại cây này sánh ngang với mật gấu. Đồng bào dân tộc thì gọi Cây Lá Đắng là cây mật vịt hoặc cây khôm kìa. Cây Lá Đắng thường được bà con thu hái trong tự nhiên, thường sử dụng để nấu một món ăn nổi tiếng: canh tiết lá đắng giải rượu. Món canh này được dùng như một món khai vị vào các dịp có cỗ bàn hay nhà có khách quý. Canh lá đắng vừa có tác dụng khai vị, kích thích vị giác làm món ăn trở nên ngon miệng, đồng thời nhờ nhờ nó mà các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột được loại trừ...
Canh tiet la dang
Canh tiết lá đắng


2 nhận xét:

  1. Nấm ngọc cẩu nổi tiếng là thảo dược giúp tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh, đây cũng chính là cây thuốc tỏa dương đã được y học dân gian sử dụng từ rất lâu đời để chữa các bệnh xuất tinh sớm, liệt dương… Vậy nấm ngọc cẩu bao gồm mấy loại? Và loại nào là sử dụng tốt nhất? Chúng ta hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây.

    Loại dược liệu này có hình dáng như 1 cây nấm, không có lá, có cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên có các nhánh hoa nhỏ sắc màu tím đỏ. Cây chia ra hoa cái và hoa đực riêng, có thể mọc cùng gốc hoặc khác gốc. Để phân loại nấm ngọc cẩu trong tự nhiên, người ta dựa vào màu sắc ruột nấm và hình dáng nấm.

    Trả lờiXóa

Nhận tin từ Núi Việt

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

All rights reserved

Khách thăm Núi Việt

Nhắn tin cho Núi Việt

Tên

Email *

Thông báo *

Nhiều người đọc