2/5/16

Sâm Cau là một loại thảo dược sinh trưởng lâu năm được phát hiện và sử dụng từ rất sớm. Từ lâu Sâm Cau đã được các nền y học lớn ca tụng về công dụng đặc biệt trong việc tăng cường hoạt động tình dục ở nam giới, chữa trị các vấn đề về suy giảm khả năng sinh lý, giảm ham muốn hay trải nghiệm tình dục kém thỏa mãn ở cả hai giới. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Sâm Cau được dùng chữa bất lực ở đàn ông, vô sinh, tinh trùng yếu, điều trị ung thư, vàng da, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy hình thành và tái tạo tế bào xương, chống lão hóa và suy giảm trí nhớ, chữa viêm khớp, tiểu đường, viên thận.

cay-sam-cau-tien-mao
Cây sâm cau
Sâm Cau tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, tên dược liệu Rhizoma Curculiginis. Trong tiếng Anh, Sâm Cau thường được gọi là "Golden eyed grass". Ngoài ra ở mỗi nước, Sâm Cau được gọi theo tên bản ngữ như: Xian Mao (Trung Quốc); Kali Musli (Ấn Độ); Lemba (Malaysia); Taloangi (Philippin). Ở Việt Nam hiện nay, cái tên Sâm Cau thường hay bị nhầm với rễ của một loại cây họ bồng bông, rễ củ mập chừng ngón tay cái, dài 25 - 30cm, bề ngoài lớp vỏ nhẵn có màu từ nâu đến nâu đỏ. Vì vậy khi nói đến Sâm Cau - Curculigo orchioides gaertn, người ta thường mô tả thêm về tên gọi: Sâm Cau tiên mao, Sâm Cau đen, còn loại kia thì gọi là "sâm cau đỏ".
Sâm Cau tiên mao được định danh khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu quốc tế về thành phần, công dụng cũng như công nghệ chiết tách dược phẩm. Đồng thời các sản phẩm từ Sâm Cau được sản xuất thương mại phổ biến tại Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. 
sam-cau-co-tac-dung-cuong-duong

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một trong những công trình nghiên cứu cơ bản đầu tiên của các nhà khoa học Ấn Độ về công dụng của Sâm Cau, đề tài được mang tên: Effect of Curculigo Orchioides rhizomes on sexual behaviour of male rats, (tạm dịch: Ảnh hưởng của củ Sâm Cau tới hành vi tính dục ở chuột đực), dưới đây là tóm tắt một số ý chính:

  • Sâm Cau được y học truyền thống từ lâu sử dụng như dạng "thuốc kích dục". Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết từ củ Sâm Cau đối với hành vi tính dục ở chuột. Với liều dùng thử nghiệm là 100 mg/kg thể trọng, đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong các hành vi tình dục ở chuột đực được thực nghiệm. Sự thay đổi này được thể hiện qua các thông số: sự cương cứng của dương vật; hiệu quả của sự giao phối; tần số giao phối và thời gian nghỉ (độ trễ) giữa các lần giao phối.
Sam-Cau-Curculigo-Orchioides
Sâm Cau (tiên mao) Curculigo Orchioides
  • Thực nghiệm được tiến hành trên chuột đực và chuột cái, chuột thực nghiệm có trọng lượng từ 120 - 150g, nuôi nhốt trong môi trường tiêu chuẩn. Các thực nghiệm này trên chuột được sự cho phép bởi một ủy ban về đạo đức trực thuộc Dr. H.S. Gour University, Sagar (M.P.) India.
  • Kết quả cho thấy dịch chiết của củ Sâm Cau làm tăng cường hoạt động ở tình dục ở chuột đực. Có sự tăng lên về kích thước, trọng lượng tinh hoàn và lượng tinh dịch sau 30 ngày thực nghiệm trên chuột đực. 
  • Kết quả cũng chỉ ra rằng dịch chiết Sâm cau có tác dụng kích thích về mặt tình dục, tăng trạng thái hưng phấn cũng như nâng cao mức độ thỏa mãn trong quá trình quan hệ tình dục. Sự gia tăng cường độ hoạt động tình dục ở đây có tương quan chặt chẽ với mức độ gia tăng khoái cảm.
  • Sâm Cau đã có tác động cải thiện rõ rệt sự cương cứng của dương vật, có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn cường dương. 
Sam-Cau-co-cong-dung-tang-ham-muon-tinh-duch
Sâm Cau có công dụng tăng ham muốn tình dục
  • Kết quả nghiên cứu góp phần chứng thực về khả năng Sâm Cau có thể được sử dụng như là một phương thuốc điều trị các chứng bệnh về tình dục. Đồng thời góp phần củng cố cho việc sử dụng Sâm Cau như là một loại thuốc kích thích tình dục trong y học cổ truyền.
Nội dung trên là một số lược dịch tóm tắt kết quả nghiên cứu, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Việc sử dụng Sâm Cau cũng như các loại khác cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Đọc nguyên văn tại đây
Thông tin về tác giả: 
N.S.Chauhan, V.K.Dixit (Department of Pharmaceutical Sciences, Dr. H.S. Gour University Sagar (M.P.), India); 
Ch.V.Rao (National Botanical Research Institute, Lucknow, India). 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nhận tin từ Núi Việt

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

All rights reserved

Khách thăm Núi Việt

Nhắn tin cho Núi Việt

Tên

Email *

Thông báo *

Nhiều người đọc