29/5/16

LÁ CẨM KHẮC TINH CỦA BỆNH UNG THƯ ?

Lá cẩm là loại thực vật quen thuộc, được người dân trồng để lấy lá nấu xôi màu. Gần đây nhiều người dân thành phố chuộng dùng lá cẩm để tạo màu cho nhiều món ăn khác nhau. Thực tế này đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khoa học về lá cẩm được tiến hành ở quy mô và cấp độ khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần, đặc tính của màu cây lá cẩm cũng như tiềm năng to lớn của loại thực vật này đối với lĩnh vực màu thực phẩm tự nhiên, một trong những khía cạnh rất được quan tâm trong bối cảnh lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm gia tăng.
La cam co ham luong anthocyanin cao
Lá cẩm có hàm lượng anthocyanin cao
Các nghiên cứu đã cho thấy lá cẩm có thành phần hoá học chính là Anthocyanin. Đây là một hợp chất màu hữu cơ gốc tự nhiên, thuộc nhóm flavonoid, màu từ tím, đỏ, đỏ tía, vàng, cam. Anthocyanin khi có mặt trong một số rau củ quả và hạt thì nó giúp những loại này có khả năng chống oxy hóa mạnh; chống tác nhân tia cực tím và bức xạ; bảo vệ cây trồng trước côn trùng và dịch hại. Những loại rau củ quả giàu Anthocyanin như: lá cẩm, trái việt quất, maqui berry, quả nho, quả dâu, bắp cải tím, lá tía tô, hoa hibicut, đậu đen, quả cà tím, gạo nếp than, gạo đỏ...

Anthocyanin nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người

Tác dụng chống oxy hóa: Các anthocyanin thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phá hủy và rối loạn chức năng của các enzym, màng tế bào và các gen, do đó giúp ngăn ngừa các bệnh các bệnh viêm nhiễm, tim mạch, ung thư, lão hóa.

Khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch: Các nghiên cứu của Gracia và cs. (1997) đã chứng minh các anthocyanin có khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa các lipoprotein cũng như làm giảm sự keo tụ các phân tử cholestrol trên thành động mạch, do vậy có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư: Hoạt tính ngăn ngừa ung thư của các anthocyanin liên quan đến khả năng chống oxy hóa, chống tăng sinh tế bào ung thư, tác dụng kháng viêm. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy anthocyanin có hiệu quả ngăn ngừa nhiều loại ung thư như ung thư đường tiêu hóa (bao gồm ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư vòm họng, ung thư thực quản), ung thư cột sống…
Anthocyanin còn là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quí. Từ lâu, chúng đã được đưa vào thành phần của các bài thuốc cổ truyền của người da đỏ Bắc Mỹ, người châu Âu, Trung Quốc dưới dạng lá, quả, rễ cây hay hạt phơi khô. Các dịch chiết hay hỗn hợp giàu anthocyanin (tuy không phải ở dạng tinh khiết) cũng đã được dùng để chữa các bệnh cao huyết áp, sốt, rối loạn chức năng gan, kiết lỵ, tiêu chảy, các bệnh về hệ bài tiết như sỏi thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và các chứng cảm lạnh thông thường. 

    xoi la cam
Xôi lá cẩm
Trong chế biến thực phẩm, màu lá cẩm bộc lộ nhiều ưu điểm như cho màu sắc đẹp, độ bền màu cao, tạo hương vị thơm ngon, không gây độc hai. Vì thế lá cẩm được người dân dùng chế biến nhiều món ăn như: đồ xôi lá cẩm, mứt dừa ngũ sắc, thạch rau câu 3D có sử dụng lá cẩm, bánh ngọt, kem, sữa chua, chè v.v...
Lá Cẩm có hàm lượng Anthocyanin rất cao (khoảng 3,93% trọng lượng tươi) so với một số nguồn thực vật giàu anthocyanin khác có ở nước ta (quả dâu ta: 1,188%; bắp cải tím: 0,909%; lá tía tô: 0,397%; trà đỏ: 0,335%, vỏ nho: 0,564%, vỏ cà tím: 0,441%. 
Như vậy so với các loại rau quả thực vật khá, thì lá cẩm được xem nguồn bổ sung anthocyanin dồi dào và có giá thành khá rẻ, phối hợp chế biến dễ dàng với nhiều món ăn khác nhau. Trong bối cảnh tỉ lệ người bệnh ung thư ngày một tăng, nguy cơ ô nhiễm bức xạ, kim loại năng dễ gặp phải, việc sử dụng lá cẩm phòng tránh các bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh ung thư, chống oxy hóa tế bào... là một giải pháp cần được chú ý tới.
--------------------

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Trang, Luận văn tốt nghiệp đại học, Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Nha Trang, 2011.
2. Bùi Văn Tỉnh, Luận văn thạc sĩ, Nghiên cứu thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của chất màu từ lá cẩm, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2011.
3. Lưu Đàm Cư (chủ nhiệm), Đề tài khoa học, Nghiên cứu chiết tách một số chất màu thực phẩm từ kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc thiểu số, ĐHQG Hà Nội, 2005.

2 nhận xét:

  1. Đây cũng là phương thức mà nhiều người đang sử dụng để đối phó với bệnh lý ung thư nguy hiểm khác. Công dụng chua ung thu bằng thảo dược lá đu đủ được truyền từ nước ngoài vô Việt Nam, tuy thế chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác minh được công năng đó là hoàn toàn chuẩn xác và có thể áp dụng thành công ở nước ta. Chính vì thế cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà bài thuốc hỗ trợ chữa trị ung thư cổ tử cung bằng dược liệu lá đu đủ sẽ cho hiệu quả khác nhau.

    Trả lờiXóa

Nhận tin từ Núi Việt

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

All rights reserved

Khách thăm Núi Việt

Nhắn tin cho Núi Việt

Tên

Email *

Thông báo *

Nhiều người đọc