29/5/16

LÁ CẨM KHẮC TINH CỦA BỆNH UNG THƯ ?

Lá cẩm là loại thực vật quen thuộc, được người dân trồng để lấy lá nấu xôi màu. Gần đây nhiều người dân thành phố chuộng dùng lá cẩm để tạo màu cho nhiều món ăn khác nhau. Thực tế này đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khoa học về lá cẩm được tiến hành ở quy mô và cấp độ khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần, đặc tính của màu cây lá cẩm cũng như tiềm năng to lớn của loại thực vật này đối với lĩnh vực màu thực phẩm tự nhiên, một trong những khía cạnh rất được quan tâm trong bối cảnh lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm gia tăng.
La cam co ham luong anthocyanin cao
Lá cẩm có hàm lượng anthocyanin cao
Các nghiên cứu đã cho thấy lá cẩm có thành phần hoá học chính là Anthocyanin. Đây là một hợp chất màu hữu cơ gốc tự nhiên, thuộc nhóm flavonoid, màu từ tím, đỏ, đỏ tía, vàng, cam. Anthocyanin khi có mặt trong một số rau củ quả và hạt thì nó giúp những loại này có khả năng chống oxy hóa mạnh; chống tác nhân tia cực tím và bức xạ; bảo vệ cây trồng trước côn trùng và dịch hại. Những loại rau củ quả giàu Anthocyanin như: lá cẩm, trái việt quất, maqui berry, quả nho, quả dâu, bắp cải tím, lá tía tô, hoa hibicut, đậu đen, quả cà tím, gạo nếp than, gạo đỏ...

Anthocyanin nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người

Tác dụng chống oxy hóa: Các anthocyanin thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phá hủy và rối loạn chức năng của các enzym, màng tế bào và các gen, do đó giúp ngăn ngừa các bệnh các bệnh viêm nhiễm, tim mạch, ung thư, lão hóa.

Khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch: Các nghiên cứu của Gracia và cs. (1997) đã chứng minh các anthocyanin có khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa các lipoprotein cũng như làm giảm sự keo tụ các phân tử cholestrol trên thành động mạch, do vậy có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư: Hoạt tính ngăn ngừa ung thư của các anthocyanin liên quan đến khả năng chống oxy hóa, chống tăng sinh tế bào ung thư, tác dụng kháng viêm. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy anthocyanin có hiệu quả ngăn ngừa nhiều loại ung thư như ung thư đường tiêu hóa (bao gồm ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư vòm họng, ung thư thực quản), ung thư cột sống…
Anthocyanin còn là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quí. Từ lâu, chúng đã được đưa vào thành phần của các bài thuốc cổ truyền của người da đỏ Bắc Mỹ, người châu Âu, Trung Quốc dưới dạng lá, quả, rễ cây hay hạt phơi khô. Các dịch chiết hay hỗn hợp giàu anthocyanin (tuy không phải ở dạng tinh khiết) cũng đã được dùng để chữa các bệnh cao huyết áp, sốt, rối loạn chức năng gan, kiết lỵ, tiêu chảy, các bệnh về hệ bài tiết như sỏi thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và các chứng cảm lạnh thông thường. 

    xoi la cam
Xôi lá cẩm
Trong chế biến thực phẩm, màu lá cẩm bộc lộ nhiều ưu điểm như cho màu sắc đẹp, độ bền màu cao, tạo hương vị thơm ngon, không gây độc hai. Vì thế lá cẩm được người dân dùng chế biến nhiều món ăn như: đồ xôi lá cẩm, mứt dừa ngũ sắc, thạch rau câu 3D có sử dụng lá cẩm, bánh ngọt, kem, sữa chua, chè v.v...
Lá Cẩm có hàm lượng Anthocyanin rất cao (khoảng 3,93% trọng lượng tươi) so với một số nguồn thực vật giàu anthocyanin khác có ở nước ta (quả dâu ta: 1,188%; bắp cải tím: 0,909%; lá tía tô: 0,397%; trà đỏ: 0,335%, vỏ nho: 0,564%, vỏ cà tím: 0,441%. 
Như vậy so với các loại rau quả thực vật khá, thì lá cẩm được xem nguồn bổ sung anthocyanin dồi dào và có giá thành khá rẻ, phối hợp chế biến dễ dàng với nhiều món ăn khác nhau. Trong bối cảnh tỉ lệ người bệnh ung thư ngày một tăng, nguy cơ ô nhiễm bức xạ, kim loại năng dễ gặp phải, việc sử dụng lá cẩm phòng tránh các bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh ung thư, chống oxy hóa tế bào... là một giải pháp cần được chú ý tới.
--------------------

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Trang, Luận văn tốt nghiệp đại học, Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Nha Trang, 2011.
2. Bùi Văn Tỉnh, Luận văn thạc sĩ, Nghiên cứu thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của chất màu từ lá cẩm, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, 2011.
3. Lưu Đàm Cư (chủ nhiệm), Đề tài khoa học, Nghiên cứu chiết tách một số chất màu thực phẩm từ kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc thiểu số, ĐHQG Hà Nội, 2005.

12/5/16

Giới thiệu về Cây Râu Hùm 

Cây Râu Hùm tên khoa học là Tacca Chantrieri, thuộc họ Họ Râu Hùm - Taccaceae, một loài cây thân thảo lâu năm. Râu Hùm là cây thuốc quý phân bố rộng rãi ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á, các tỉnh Nam Trung Quốc và các vùng núi rừng Việt Nam. Đồng bào miền núi còn gọi Cây Râu Hùm bằng tên khác như Hoa Mặt Cọp, Hoa Dơi, Củ Nưa, Củ Dạ Dày...
Cay Rau Hum
Cây Râu Hùm - Tacca Chantrieri

Đặc điểm hình thái của Cây Râu Hùm

Cây Râu Hùm sinh trưởng tại các vùng rừng núi ẩm ướt, thảm mục dày ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, thân cây cao khoảng 50 - 70cm. Thân củ dài mọc trồi lên mặt đấy, hình cong như lưỡi câu, bề ngoài củ có rễ mọc đâm ra xung quanh.
 
Hinh anh Cay Rau Hum
Hình ảnh Cây Râu Hùm trong thực tế
Điểm đặc trưng nổi bật dễ nhật biết của Cây Râu Hùm chính lá hoa củ nó. Hoa Râu Hùm (Bat Flower) khi mới nở có màu trắng, dần về sau chuyển sang màu tím sẫm và tím đen. Nhị hoa râu hùm cong dài như sợi râu hổ, râu mèo, hình dạng hoa giống như thân con dơi, nên mới có tên hoa mặt quỷ, hoa dơi, hoa râu mèo, hoa mặt cọp (Cats whiskers, Devil flower)… Hoa Râu Hùm khá đẹp nên ở nước ngoài thường trồng làm cây cảnh.
Hoa Rau Hum
Hoa Râu Hùm còn được trồng làm cảnh
Bộ phận dùng làm thuốc chính là thân củ Cây Râu Hùm. Củ Râu Hùm có thể được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu. Đây là lúc cây thuốc quý này tích lũy lượng dược tính cao nhất trong năm. 
Cu Rau Hum
Củ Râu Hùm tươi
Khi thu hái của râu hùm tươi về cần chế biến càng sớm càng tốt. Củ Râu Hùm tươi ta cắt bỏ phần rễ và lá, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng vừa phải, phơi hoặc sấy khô để sử dụng.
Che bien Cu Rau Hum
Chế biến Củ Râu Hùm

Tác dụng chữa bệnh của Cây Râu Hùm

Cây Râu Hùm là một cây thuốc quý, trước đây đã có thời kỳ thương lái Trung Quốc thu mua gần như cạn kiệt. Thành phần hóa học của củ râu hùm có chứa Saponin steroid, khi thủy phân cho diosgenin, taccaosid… Thân củ Cây Râu Hùm vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chỉ thống, giảm đau, điều trị vết thương, chữa viêm dạ dày, viêm tá tràng và đại tràng, viêm gan, cao huyết áp. Râu Hùm khô được dùng sắc uống riêng hoặc phối hợp theo thang với liều lượng 10g/ ngày. 
Rau Hum kho
Râu hùm khô
Trong dân gian có bài thuốc dùng Cây Râu Hùm trị bệnh tê thấp bằng cách:
- Dùng 50g râu hùm khô giã nhỏ, ngâm rượu để xoa bóp ngoài da.
- Củ râu hùm khô 50g tán bột, trộn đều với 30g Bồ kết nướng giòn, tán bột, ngâm vào 1/3 lít rượu trong thời gian khoảng 2-3 tuần. Dùng rượu ngâm này xoa bóp vào chỗ đau, 1 ngày từ 2-3 lần.

Chú ý: Phụ nữ có thai không dùng Cây Râu Hùm. Thông tin về Cây Râu Hùm tại đây là một nguồn để tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng

Bán Cây Râu Hùm tươi và Củ Râu Hùm khô trên toàn quốc:

Cơ sở Núi Việt là nơi cung cấp các loại cây thuốc quý với tiêu chí khai bền vững gắn với bảo tồn các nguồn gen thảo dược quý hiếm. Nhu cầu về Cây Râu Hùm hàng tươi và khô xin liên hệ: 0964617489, Cơ sở Núi Việt, Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

2/5/16

Sâm Cau là một loại thảo dược sinh trưởng lâu năm được phát hiện và sử dụng từ rất sớm. Từ lâu Sâm Cau đã được các nền y học lớn ca tụng về công dụng đặc biệt trong việc tăng cường hoạt động tình dục ở nam giới, chữa trị các vấn đề về suy giảm khả năng sinh lý, giảm ham muốn hay trải nghiệm tình dục kém thỏa mãn ở cả hai giới. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Sâm Cau được dùng chữa bất lực ở đàn ông, vô sinh, tinh trùng yếu, điều trị ung thư, vàng da, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy hình thành và tái tạo tế bào xương, chống lão hóa và suy giảm trí nhớ, chữa viêm khớp, tiểu đường, viên thận.

cay-sam-cau-tien-mao
Cây sâm cau
Sâm Cau tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, tên dược liệu Rhizoma Curculiginis. Trong tiếng Anh, Sâm Cau thường được gọi là "Golden eyed grass". Ngoài ra ở mỗi nước, Sâm Cau được gọi theo tên bản ngữ như: Xian Mao (Trung Quốc); Kali Musli (Ấn Độ); Lemba (Malaysia); Taloangi (Philippin). Ở Việt Nam hiện nay, cái tên Sâm Cau thường hay bị nhầm với rễ của một loại cây họ bồng bông, rễ củ mập chừng ngón tay cái, dài 25 - 30cm, bề ngoài lớp vỏ nhẵn có màu từ nâu đến nâu đỏ. Vì vậy khi nói đến Sâm Cau - Curculigo orchioides gaertn, người ta thường mô tả thêm về tên gọi: Sâm Cau tiên mao, Sâm Cau đen, còn loại kia thì gọi là "sâm cau đỏ".
Sâm Cau tiên mao được định danh khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu quốc tế về thành phần, công dụng cũng như công nghệ chiết tách dược phẩm. Đồng thời các sản phẩm từ Sâm Cau được sản xuất thương mại phổ biến tại Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. 
sam-cau-co-tac-dung-cuong-duong

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một trong những công trình nghiên cứu cơ bản đầu tiên của các nhà khoa học Ấn Độ về công dụng của Sâm Cau, đề tài được mang tên: Effect of Curculigo Orchioides rhizomes on sexual behaviour of male rats, (tạm dịch: Ảnh hưởng của củ Sâm Cau tới hành vi tính dục ở chuột đực), dưới đây là tóm tắt một số ý chính:

  • Sâm Cau được y học truyền thống từ lâu sử dụng như dạng "thuốc kích dục". Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết từ củ Sâm Cau đối với hành vi tính dục ở chuột. Với liều dùng thử nghiệm là 100 mg/kg thể trọng, đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong các hành vi tình dục ở chuột đực được thực nghiệm. Sự thay đổi này được thể hiện qua các thông số: sự cương cứng của dương vật; hiệu quả của sự giao phối; tần số giao phối và thời gian nghỉ (độ trễ) giữa các lần giao phối.
Sam-Cau-Curculigo-Orchioides
Sâm Cau (tiên mao) Curculigo Orchioides
  • Thực nghiệm được tiến hành trên chuột đực và chuột cái, chuột thực nghiệm có trọng lượng từ 120 - 150g, nuôi nhốt trong môi trường tiêu chuẩn. Các thực nghiệm này trên chuột được sự cho phép bởi một ủy ban về đạo đức trực thuộc Dr. H.S. Gour University, Sagar (M.P.) India.
  • Kết quả cho thấy dịch chiết của củ Sâm Cau làm tăng cường hoạt động ở tình dục ở chuột đực. Có sự tăng lên về kích thước, trọng lượng tinh hoàn và lượng tinh dịch sau 30 ngày thực nghiệm trên chuột đực. 
  • Kết quả cũng chỉ ra rằng dịch chiết Sâm cau có tác dụng kích thích về mặt tình dục, tăng trạng thái hưng phấn cũng như nâng cao mức độ thỏa mãn trong quá trình quan hệ tình dục. Sự gia tăng cường độ hoạt động tình dục ở đây có tương quan chặt chẽ với mức độ gia tăng khoái cảm.
  • Sâm Cau đã có tác động cải thiện rõ rệt sự cương cứng của dương vật, có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn cường dương. 
Sam-Cau-co-cong-dung-tang-ham-muon-tinh-duch
Sâm Cau có công dụng tăng ham muốn tình dục
  • Kết quả nghiên cứu góp phần chứng thực về khả năng Sâm Cau có thể được sử dụng như là một phương thuốc điều trị các chứng bệnh về tình dục. Đồng thời góp phần củng cố cho việc sử dụng Sâm Cau như là một loại thuốc kích thích tình dục trong y học cổ truyền.
Nội dung trên là một số lược dịch tóm tắt kết quả nghiên cứu, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Việc sử dụng Sâm Cau cũng như các loại khác cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Đọc nguyên văn tại đây
Thông tin về tác giả: 
N.S.Chauhan, V.K.Dixit (Department of Pharmaceutical Sciences, Dr. H.S. Gour University Sagar (M.P.), India); 
Ch.V.Rao (National Botanical Research Institute, Lucknow, India). 

24/4/16

Cây Lá Đắng tên khoa học là Gymnanthemum amygdalinum, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Delile) Sch.Bip. ex Walp. mô tả khoa học đầu tiên năm 1843. Đến năm 1987, Michael A Huffman từ Đại học Kyoto đã quan sát thấy những con tinh tinh ở công viên quốc gia Tanzania có hành vi bất thường: chúng gặm vào gốc một loại cây và hút nước. Ông đã khảo sát và nhận thấy chỉ sau 20 tiếng ăn loại cây này, lượng ký sinh trùng đường ruột ở tinh tinh được đào thải ra ngoài tới 88%. 

Nghiên cứu về công dụng của Cây Lá Đắng.

Từ quan sát đầu tiên này, tới năm 1992 Michael A Huffman và các cộng sự công bố bài báo khoa học đầu tiên về nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất có ở Cây Lá Đắng như: Glucosides steroid, Sesquiterpene lactones và Flavonoid. Về sau một loạt các nghiên cứu về chủ đề này được đẩy mạnh. Cây Lá Đắng trở nên được ưa chuộng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á bởi một số ý kiến khẳng định các thành phần ở Cây Lá Đắng có thể phòng ngừa và kiềm chế tế bào ung thư, chống oxy hóa, kháng khuẩn, điều chế thuốc trị tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp. Tại Đài Loan, trà làm từ Lá Đắng sấy khô được giới nhà giàu rất ưa chuộng.

hinh-anh-cay-la-dang
Cây lá đắng

Cây Lá đắng ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, Cây Lá Đắng được gọi bằng một số tên khác như: Cây cơm kìa, Cây rau đắng, Kim thất tai... Có nơi còn gọi Cây Lá Đắng là Cây "mật gấu" với ý chỉ mức độ đắng của loại cây này sánh ngang với mật gấu. Đồng bào dân tộc thì gọi Cây Lá Đắng là cây mật vịt hoặc cây khôm kìa. Cây Lá Đắng thường được bà con thu hái trong tự nhiên, thường sử dụng để nấu một món ăn nổi tiếng: canh lá đắng giải rượu. Món canh này được dùng như một món khai vị vào các dịp có cỗ bàn hay nhà có khách quý. Canh lá đắng vừa có tác dụng khai vị, kích thích vị giác làm món ăn trở nên ngon miệng, đồng thời nhờ nhờ nó mà các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột được loại trừ.

Cây Lá Đắng đã trở nên quen thuộc trong đời sống đồng bào, thậm chí ở ngoài chợ Lá Đắng khô được bà con bắt đắt hơn... chè búp. Những người đi rừng lâu ngày, họ thường tìm hái một vài cái lá đắng để đun nước uống, vừa phòng đau bụng lại chống sốt rét rừng. Cây Lá Đắng cũng vì thế dần được người dân mang từ rừng về trồng gần nhà. Lá đắng non hoặc lá bánh tẻ được hái và phơi khô để dùng dần. Mỗi khi nấu canh hay đun nước uống, người ta chỉ dùng một nhúm nhỏ.

tra-la-dang
Trà lá đắng

Cách sử dụng Cây Lá Đắng làm thực phẩm trong đời sống.

Lá Đắng sử dụng để nấu canh: Canh lá đắng được nấu kèm cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đối với đồng bào dân tộc, họ thường nấu canh lá đắng cùng tiết heo, lòng mề gà, nước luộc lòng, cá đồng. Người Mường ở Thanh Hóa lại có cách nấu độc đáo tạo nên món canh lá đắng xứ Thanh nổi tiếng: đó là các thực phẩm được ướp cùng giềng, mẻ, mắm tôm, ướt, xả, ớt và các gia vị vừa đủ, xào cho ngấm mắm muối sau đó mới cho lá đắng đun cùng. Món canh này ăn nóng rất hấp dẫn, vị chua của mẻ làm dịu đi vị đắng, làm cho nam giới uống r gần như không biết say, nếu đã uống nhiều thì húp một bát canh đắng là đảm bảo được giã r hiệu quả.
canh-la-dang-giai-ruou
Canh lá đắng giải rượu
Ngoài cách nấu món canh thường thấy, lá đắng được nấu cùng thịt nạc vai, xương sườn, tôm nõn, gan lợn hay nấu canh suông đều rất ngon. Có một bí quyết về Cách nấu canh lá đắng ngon là: nấu lá đắng chúng ta rất cần cho thêm mẻ vào, với lượng nhiều hơn bình thường một chút. Độ chua của mẻ sẽ làm giảm đi vị đắng, làm món canh dễ ăn với nhiều người hơn. Lần đầu nếm thử món canh lá đắng ta thường có cảm giác đắng ngắt ngay từ phút đầu tiên. Nhưng cũng chính vị đắng này nếu như ai cảm nhận được sẽ nhớ mãi, nhớ đến phát thèm, vì thế người ta mới có từ “nghiện món canh đắng” là vì vậy.

Trà lá đắng: Lá đắng bánh tẻ phơi khô giòn, bóp vụn dùng để pha trà. Lá đắng theo một số nghiên cứu, có tác dụng trị bệnh tiểu đường, hạ huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả. Một số thành phần trong lá đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tể bào ung thư, kháng khuẩn. Ngoài ra, theo có người còn dùng lá đắng để chữa hiếm muộn vô sinh, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về điều này, nhưng thực tế bài thuốc lá đắng chữa vô sinh trong dân gian được nhiều người tin dùng bởi hiệu quả của nó.

cay-la-dang
Lưu ý: Cây Lá Đắng sử dụng với mục đích trị bệnh, cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai hoặc đang muốn có thai không sử dụng Cây Lá Đắng dưới bất kỳ hình thức nào bởi khả năng gây co bóp tử cung có thể dẫn đến xảy thai.

Để phơi được một kg lá đắng khô người ta cần khoảng 8 - 10kg lá tươi non hoặc lá bánh tẻ. Bởi lá đắng dùng để nấu ăn không thể dùng lá già hay cành. Loại sản sản phẩm tổng hợp thân cành và lá có giá thành rẻ hơn, dùng với mục đích sắc uống hoặc làm nguyên liệu sản xuất dịch chiết lá đắng.

la-dang-kho
Lá đắng non phơi khô dùng nấu món ăn hoặc làm trà uống
Vì thế Lá đắng khô dùng để nấu món ăn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, ước chừng 20g để nấu đủ cho 5-7 người dùng bữa. Dùng pha trà, ta dùng lượng lá tương đương với 2-3 chiếc lá tươi là vừa. Trước khi nấu canh lá đắng, ta ngâm lá đắng khô với nước cho lá nở ra, lúc này lá đắng hút nước nên sẽ nhiều lên trông thấy. Ta không nên rửa quá mạnh để tránh làm mất dược tính quý của nó, mà khuấy nhẹ, để ráo nước rồi cho vào nấu.

Nơi bán Lá đắng để nấu món ăn và làm trà lá đắng

Liên hệ điện thoại: 0964617489 (Nhật Hương)
- Hà Nội: Số 48, ngõ 69 chùa Láng, Đống Đa
-Tây Bắc: Bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.

Giá bán Lá đắng khô (lá non phơi khô): 

80.000đ/ 100g, 350.000đ/500g, 650.000đ/kg. Ship từ 200g/ đơn
Bán sỉ và lẻ sản phẩm Cây Lá Đắng trên toàn quốc.

2/4/16

Cây lá đắng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây cơm kìa, cây giải rượu, kim thất tai, cây mật vịt hoặc cây khôm kìa. 

Cây lá đắng thường mọc hoang ở ven các bờ suối, khu vực miền núi các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa. Đồng bào dân tộc thường dùng lá đắng nấu canh ăn khi có cỗ bàn. Theo kinh nghiệm lá đắng giã rượu rất tốt., trước bữa ăn chỉ cần dùng một bát canh đắng là suốt bữa rượu uống bao nhiêu cũng không say. Nên vào các dịp tết nhà nào cũng chuẩn bị một ít lá để nấu món canh giải rượu. 
cay-la-dang
Cây lá đắng
Cây lá đắng không chỉ dùng là món ăn ngon, kích thích vị giác, giã rượu chống say, mà lá đắng còn có nhiều công dụng phòng chữa bệnh hiệu quả. Chẳng thế mà ở vùng cao những người đi rừng làm gỗ, sống giữa rừng thiêng nước độc, họ thường đun lá đắng uống thay trà để chữa đau bụng, phòng đường ruột và trị bệnh sốt rét. Những khi cỗ bàn, người ta dùng canh lá đắng để phòng đau bụng, trị rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về đường ruột.
Canh-la-dang
Canh lá đắng
Cây lá đắng là vị thuốc giúp hỗ trợ gan, mật, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu mỡ thừa, dùng tốt với người tiểu đường và cao huyết áp, giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho người đường ruột kém, người lao động nặng nhọc và người thường xuyên sử dụng bia, rượu. Gần đây cây lá đắng còn được biết đến với tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả. Chỉ cần dùng vài gam lá đắng khô hãm nước uống thay trà hàng ngày, sau 3 tuần kiểm tra đường huyết là thấy tác dụng. Hay trong dân gian đã có trường hợp dùng cây lá đắng cơm kìa điều trị vô sinh hiếm muộn và đã thu được kết quả. Vì vậy công dụng của cây lá đắng cần được khoa học tiếp tục nghiên cứu.
La-dang-kho
Lá đắng khô
Cây lá đắng được chú ý khi các nhà khoa học quan sát thấy loài tinh tinh ăn lá đắng để trị ký sinh trùng đường ruột. Tiến hàng nghiên cứu người ta phát hiện cây lá đắng có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Nước lá đắng được những người phụ nữ địa phương ở Guinea-Bissau dùng để co lại tử cung sau khi sinh con và tăng tiết sữa, nhưng chính tác dụng này lại khiến phụ nữ có thai cần thận trọng, bởi dùng lá đắng nhiều có thể gây sảy thai.  
canh-la-dang-giai-ruou
Canh lá đắng giải rượu 

3 cách sử dụng Cây lá đắng: 

1. Lá đắng nấu canh

Canh lá đắng được coi món đặc sản của người Thanh Hóa. Các loại thực phẩm thường được dùng nấu canh này như thịt nạc vai, thịt ba chỉ, thịt gà, cá đồng, lòng mề gà. Người ta băm nhuyễn thực phẩm, trộn cùng gia vị hành, xả, mắm tôm, tiêu, ớt mẻ để chừng 15 phút cho ngấm. Phi hành xào thơm rồi mới cho thêm một bát nước, đun nhỏ lửa chừng 5 phút rồi mới bỏ lá đắng vào, đun tiếp một lát mới bắc ra, ăn nóng.
canh-la-dang-Thanh-Hoa
Canh lá đắng Thanh Hóa

2. Lá đắng dùng hãm nước uống hàng ngày

Trà lá đắng rất phù hợp với người tiểu đường, cao huyết áp, người thừa cân, mỡ máu, đường ruột yếu tiêu hóa kém, chức năng dạ dày không tốt. Lá đắng tươi hay khô đều dùng được để hãm nước uống, nhưng hương vị của lá khô sẽ ngon hơn.

3. Lá đắng khô tán thành bột mịn viên cùng mật ong

 Cây lá đắng đúng như tên gọi của nó, có vị khá đắng. Lúc mới ăn chưa quen vị đắng của nó quả là một thách thức, nhưng đã ăn rồi thì lại nhớ mãi, dùng xong lại thấy vị ngọt nơi cổ họng (trước đắng sau ngọt). Nên cách viên bột cùng mật ong này phù hợp với người không dùng được vị đắng nhưng có nhu cầu sử dụng đều đặn, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn đạt đươc.
tra-la-dang
Trà lá đắng
Lá đắng có thể sử dụng tươi hoặc khô đều tốt. Lá tươi hái về được phơi khô trong bóng râm là tốt nhất. Khi lá đã khô người ta bọc vào túi ni lon để dùng dần. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một chút bởi lá tươi khá mỏng nên khi đã khô rất nhẹ. Một bữa canh lá đắng đủ có 6 người ăn chỉ cần một nắm nhỏ lá khô ước chừng 30g, nếu dùng pha trà người ta chỉ nên dùng 1 nhúm nhỏ là đủ.

Giá bán cây lá đắng:

Lá đắng khô giá: 60.000/ 100g (ship từ 200g)

Nơi bán cây lá đắng:

Điện thoại: 0964617489 (Nhật Hương) - Số 48, ngõ 69 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở Việt Shan - Đặc sản Núi Việt, Bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái.
Nhận giao hàng lá đắng khô (lá cơm kìa) trên toàn quốc.

1/2/16

Sâm Cau hay còn gọi là Tiên Mao, Ngải Cau, Cồ Nốc Lan, trong y học từ lâu được coi là vị thuốc quý dành cho phái mạnh, thuộc họ Tỏi voi lùn - Hypoxidaceae, cao khoảng 40cm hay hơn, thân sâm cau ngầm dưới đất hình trụ dài (thường gọi là củ). Lá hình Sâm Cau hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau). Sâm Cau có hoa màu vàng, mọc thành từng cụm, không cuống, trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá

hinh-anh-cay-sam-cau
Sâm cau - Tiên mao

Danh pháp khoa học của cây sâm cau:

- Tên tiếng Việt: Sâm cau (Hán việt: tiên mao, ngải cau, cồ nốc lan)

- Tên trong trung y: 仙茅 (phiên âm: Xiān máo)

- Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn

Theo Đông y: Sâm cau tiên mao có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.

hinh-anh-cu-sam-cau
Củ sâm cau có nhiều rễ mọc ra từ thân củ như rễ cây cau

Tác dụng của Sâm Cau tiên mao:

- Sâm cau có tác dụng chữa trị chứng liệt dương, yếu sinh lý, hiếm muộn do tinh lạnh, loãng tinh, tinh trùng yếu.

- Sâm cau tác dụng vào thận làm tăng cường khả năng sinh hoạt tình dục, dẻo dai, khỏe mạnh.

- Sâm cau tiên mao làm tăng cường sinh lực, trị chứng thận hư, đau ngang thắt lưng, cơ thể suy nhược, lão hóa trước tuổi, kém ăn khó ngủ tinh thần mệt mỏi.
- Sâm cau tiên mao làm nâng cao khả năng đề kháng miễn dịch của cơ thể, phòng chống các chứng viêm đau cơ khớp, viêm thận mãn, viêm nhiễm do suy giảm miễn dịch.

sam-cau-tien-mao
Sâm cau thường được bà con dân tộc dùng để trị các trứng yếu sinh lý ở nam giới

Cách sử dụng Sâm cau tiên mao:

Sử dụng Sâm cau để ngâm R hoặc phối hợp theo thang. Chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh: 

- Sâm Cau 20g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. 

- Hoặc Sâm Cau, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g, nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1-2 lít R trắng trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần , mỗi lần 20-30ml.
sam-cau-tien-mao
Phần rễ của Sâm Cau phát triển thành củ trong khoảng từ 3 - 4 năm

Giá bán Sâm cau tiên mao loại tươi, Sâm cau khô và Sâm cau giống:

- Sâm Cau tươi: 170.000đ/kg

- Sâm Cau khô: 350.000đ/kg

- Sâm cau giống: 1000đ - 5000đ/cây tùy số lượng

Giá trên là giá bán lẻ cho số lượng ít, mua số lượng lớn vui lòng liên hệ để có giá ưu đãi.

sam-cau-tien-mao

Cách thức mua Sâm Cau: nhận hàng mới thanh toán tiền:

- Các tỉnh: các tuyến xe khách, bưu điện

- Hà Nội: ship tận nơi

Liên hệ mua Sâm Cau tiên mao: 0964 617 489 (call, sms, zalo, viber, facebook)

Email: vietshan@gmail.com / Facebook / Fanpage



Bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái Số 48, ngõ 69 chùa Láng, Đống Đa, HN.

Phục vụ giao Sâm Cau tiên mao hàng tươi, hàng khô và cây sâm cau giống phạm vi toàn quốc với chất lượng đảm bảo, uy tín lâu dài.

18/1/16

Tầm Cây Gửi Nghiến có tên gọi đầy đủ là tầm gửi cây nghiến, tầm gửi gỗ nghiến, hay một số cách gọi khác như: sâm nghiến, tầm gửi sến, củ dái nghiến... là một vị thuốc quý ít được biết đến.

Tầm Gửi Cây Nghiến là một loài thực vật ký sinh lâu năm trên thân cây nghiến tại các vị trí có tầng thảm mục dày hoặc hốc cây. Đây là loại tầm gửi không lá, không có ngọn, chỉ có các dây buông thõng xuống phía dưới đất với nhiều hình thù khác nhau. Tại vị trí gốc của cây chủ, tầm gửi nghiến còn hình thành một dạng khác, có hình thù như những củ khoai sọ. Đây gọi là củ dái nghiến, củ sâm nghiến hay có nơi gọi chệch là củ rái nghiến.
tam gui cay nghien
Tầm gửi cây nghiến

Đặc điểm hình thái của Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến:

Tầm Gửi Nghiến do sống ký sinh lâu năm trên cây nghiến nên tạo thành dây buông thõng xuống phía dưới. Các sợi dây này thực chất làm chức năng như bộ rễ có tác dụng hút ẩm, tạo dưỡng chất góp phần nuôi cây. Vì vậy ở các cây nghiến lâu năm càng cổ thụ tại cách rừng già thì phần tầm gửi nghiến khá mập, đường kính lên đến vài cm chiều dài cả chục mét. Nhưng chúng vẫn mang đặc điểm của giống tầm gửi đó là: bên trong thân khá mềm, nạc và chứa nhiều nước. Khi cắt ngang thân, ta thấy bên trong lõi tầm gửi cây nghiến có màu hồng, nổi vân như vân gỗ nghiến
loi tam gui cay nghien co mau hong
Lõi tầm gửi cây nghiến có màu hồng
Nếu như Tầm Gửi Nghiến sống trên cây thì Củ Dái Nghiến nằm dưới gốc cây nghiến, hình dạng tròn như khoai sọ, kích thước từ lớn hơn ngón tay cái đến bằng ngón chân cái, bên ngoài là lớp vỏ xám trắng dễ cạo, bổ đôi ta thấy bên trong củ dái nghiến có lõi màu trắng ngà, lớp thịt củ khá mềm.
cu dai nghien co loi mau trang nga
Bên trong củ dái nghiến có lõi màu trắng ngà
Cả hai loại tầm gửi cây nghiến và củ dái nghiến đều được sử dụng với mục đích trị hiệu quả một số chứng bệnh khó chữa, đồng thời còn sử dụng để bồi bổ cơ thể mang với mục đích phòng bệnh, tùy thuộc vào nhu cầu và thị hiếu mà người ta chọn tầm gửi cây nghiến hay củ dái nghiến.

Tác dụng của Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến:

- Theo theo đông y và kinh nghiệm dân gian: Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến đều là loại thuốc quý và quen thuộc đối với đồng bào vùng cao. Từ lâu chúng được sử dụng chữa đau lưng, nhức xương khớp, chân tay bủn rủn do cơ nhục; cơ thể lao động nhanh mệt mỏi, dễ nhiễm trùng nhiễm khuẩn do sức đề kháng kém; chữa trị các chấn thương do ngoại lực; tăng huyết áp dẫn đến các vấn đề tim mạch; các biểu rối loạn tâm thần, lão hóa sớm, tàn nhang nám má, da xấu do thận hư, gan kém, oxy hóa tế bào diễn ra nhanh

- Theo y học hiện đại: Dù được người dân sử dụng ngâm rượu và làm thuốc khá phổ biến nhưng tại Việt Nam các nghiên cứu về loài tầm gửi này chưa nhiều. Đáng chú ý là đề tài nghiên cứu về tầm gửi cây nghiến của Viện y học bản địa Việt Nam. Bằng các phương pháp chiết xuất và phân tích định tính, nghiên cứu đã chỉ ra trong Tầm Gửi Cây Nghiến có 11 axit amin trong đó có 7 axit amin không thay thế.
nghien cuu ve tam gui cay nghien
Nghiên cứu đã xác định tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây nghiến
Cụ thể đã xác định dược một số nhóm chất như với hàm lượng cụ thể:
+ Saponin 0,69% (Saponin chỉ số quan trọng tạo nên giá trị của nhân sâm Triều Tiên và sâm Ngọc Linh)
+ Cumarin 0,69% (theo tài liệu, cumarin là một dẫn chất có thể có tác dụng chống co thắt, chống đông máu, làm liền và bảo vệ thành mạch, có thể dùng chữa các bệnh vảy nến, lang ben, nám má)
+ Flavonoit 2,9% (chất flavonoit có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tác nhân có hại cho tế bào, chống nhiễm khuẩn, có thể ngăn chặn hoặc điều trị các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh ghút, bệnh trĩ, thoái hóa điểm vàng, da thâm, sưng nhiều sau chấn thương, giãn tĩnh mạch, loét dạ dày)
+ Glycozit tim: (một chất có tác dụng tăng co bóp cơ tim, giảm nhịp thất trong rung nhĩ hay cuồng động nhĩ)

Tầm Gửi Nghiến và Của Dái Nghiến loại nào tốt ?

Tầm Gửi Nghiến loại tốt phải có lõi màu đỏ hồng đến hồng nhạt, tuổi của tầm gửi càng cao thì màu sắc càng đỏ đẹp, đường kính khoảng 3 – 6cm, hình dáng mập mạp, cầm khá nặng tay. Củ Dái Nghiến tròn đều, lớp vỏ xám bạc, nhìn hơi bóng láng, có thể dùng móng tay cạo ra được thì là củ già. Cả hai loại đều tránh loại non quá.

Cách dùng Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến:

Theo kinh nghiệm dân gian, Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến thường dùng bằng cách sắc uống, ngâm rượu, ngâm đường hoặc mật ong.

1. Tầm gửi nghiến khô sắc uống: 

Tầm Gửi Nghiến khô 30g sắc lần 1 cùng 2,5 lít nước lấy 2 lít uống. Sắc tiếp lần 2 cùng 2 lít nước, đun lấy 1 lít uống trong ngày.

2. Tầm gửi nghiến khô ngâm rượu: 

Có thể ngâm Tầm Gửi Nghiến khô hoặc tươi và Củ Dái Nghiến để ngâm cùng rượu gạo cao độ:
2.1 Ngâm rượu Tầm Gửi Nghiến khô: Dùng 1kg tầm gửi cây nghiến loại khô tráng qua một lượt rượu nhạt cho sạch bụi, rượu gạo cao độ 3-5 lít ngâm trong bình thủy tinh hoặc gốm sành, đậy kín để nơi râm mát.
Tam gui cay nghien loai kho
Tầm gửi cây nghiến loại khô
2. 2. Ngâm rượu Tầm Gửi Nghiến tươi, Củ Dái Nghiến tươi: Tỉ lệ 3kg tầm gửi nghiến hoặc củ dái nghiến, ngâm cùng 5 lít rượu gạo 40 độ. Có thể ngâm riêng hoặc ngâm chung cả hai loại tùy sở thích. Cả hai loại đều cạo sạch vỏ, rửa qua nước sạch và hong khô hoặc phơi tái 1 nắng.
- Tầm Gửi Nghiến sau khi rửa sạch, hong khô nước. Tùy theo mục đích ngâm nhanh hay để lâu mà ta thái lát mỏng 5 - 7 ly hoặc cắt khúc dài 5cm. Sau khi thái thì không rửa lại bằng nước, tráng vỏ bình bằng chút rượu cho sạch, xêp tầm gửi vào bình, đổ ngập rượu nắp chặt, để nơi râm mát.
- Củ Dái Nghiến: Có thể cắt miếng mỏng như tầm gửi nghiến hoặc để cả củ, còn lại làm tương tự như trên.
tam gui cay nghien va cu dai nghien dung ngam ruou
Tầm gửi cây nghiến và củ dái nghiến dùng ngâm rượu
Sau 1 tháng rượu ngâm Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến có thể sử dụng được. Rượu tầm gửi nghiến có màu hồng đỏ đẹp, còn dái nghiến có màu vàng giống như vang trắng. Dùng trước hoặc trong bữa ăn, mỗi lần 1-2 chén nhỏ. Khi uống thấy êm, không nóng cổ, không đau đầu, ngủ dậy thấy người nhẹ nhõm, khoan khoái, cảm giác khỏe khoắn, phấn chấn.

 3. Củ dái nghiến đường hoặc mật ong

Cách này thường dùng với tầm gửi nghiến hoặc củ dái nghiến tươi. Tỉ lệ 1 kg tầm gửi hoặc củ dái nghiến ngâm cùng 800g đường hoặc 1,5 lít mật ong.
Tiến hành: Tầm gửi nghiến hoặc củ dái nghiến cạo vỏ, rửa sạch. Thái mỏng thành cách miếng 3-5 ly, hong khô bề mặt hoặc phơi qua nắng. Lọ thủy tinh rửa sạch, lau khô, cứ 1 lớp tầm gửi hoặc củ dái nghiến là 1 lớp đường hoặc mật ong. Đậy kín miệng nắp, sau 1 tháng có thể dùng.
cu dai nghien
Củ dái nghiến được ưa chuộng dùng ngâm đường hoặc mật ong
Cách dùng: Sau 3 tuần hoặc 1 tháng, miếng tầm gửi hoặc dái nghiến tan dần, dung dịch dưới dạng siro lỏng. Mỗi lần dùng khoảng 5 thìa con hoặc 1 chén nhỏ, uống trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm. Ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn, tốt nhất là dùng vào buổi sáng.
Cách ngâm đường hoặc mật ong này phù hợp cho phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi 35 – 55. Nó có tác dụng rõ rệt với trường hợp nám má, tàn nhang, vảy nến, lang ben, da xấu, thâm xạm, nổi mụn, mờ điểm vàng nên thị lực giảm… do thiếu flavonoit.
Cu dai nghien ngam duong
Củ dái nghiến ngâm đường
Chú ý: - Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến tươi chứa hơn 80% là nước, nên khi ngâm sẽ làm rượu nhạt đi khá nhiều, vì vậy nên chọn rượu gạo có nồng độ cao hơn bình thường.
- Khi ngâm, đặc biệt là ngâm với mật ong, nếu miếng tầm gửi còn ướt do dính nước hoặc do mới thái mà chưa được hong khô, ngâm sau này sẽ bị nổi váng.
- Rượu ngâm nên được hạ thổ để làm giảm tính nóng, khi dùng nên hạn chế các món ăn có gia vị cay nóng đi kèm
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi sử dụng.

Mua Tầm Gửi Nghiến và Củ Dái Nghiến ở đâu là tốt nhất?

Shop lấy tiêu chí là “trách nhiệm, tận tâm và uy tín” làm phương châm phục vụ, mỗi sản phẩm đều mong muốn góp phần nâng cao sức khỏe cho người dùng. Các sản phẩm bán ra đều trung thực về nguồn gốc, đảm bảo về chất lượng và hài hòa ở giá thành.

Giá bán tầm gửi cây nghiến và củ dái nghiến:

- Tầm Gửi Nghiến tươi: 120.000đ/1kg
- Củ Dái Nghiến tươi: 140.000đ/kg.
- Tầm Gửi Nghiến khô: 250.000đ/kg
(Mật ong rừng dùng ngâm dái nghiến: 300.000đ/1 lít)


Liên hệ mua tầm gửi cây nghiến và củ dái nghiến:

ĐT: 0964 617 489  (Nhật Hương)
- Bản Phiêng 2, Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái
- Số 48, ngõ 69 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Phục vụ giao hàng toàn quốc Tầm Gửi Nghiến, Củ Dái Nghiến với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, uy tín dài lâu.

Nhận tin từ Núi Việt

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

All rights reserved

Khách thăm Núi Việt

Nhắn tin cho Núi Việt

Tên

Email *

Thông báo *

Nhiều người đọc